○○の日記 本文へジャンプ
Những cảnh hiếm thấy...!!  Lại có ở nơi đây

Vẫn là các nét quen thuộc của Việt Nam

Trong các nét phổ biến ở Việt Nam này không có ý định phỉ báng hay bôi nhọ một tổ chức hay cá nhân nào. Người viết bài này đã ghi lại một các chân thực những điều mắt thấy tai nghe. Nếu các bạn đọc những điều này, hy vọng nó sẽ trở thành một những lời khuyên cho những người sống ở Việt Nam


No.101: [Phụ nữ đi làm]

Ở Việt Nam nữ giới đi làm chiếm khoảng 94%. Họ không chỉ giởi việc nước mà còn đảm việc nhà. Phụ nữ như tấm gương sáng về hình ảnh người vợ tốt, người mẹ hiền. Trong công việc đôi khi có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo là nữ giới thì cũng không dễ đàm phán. ...Người ta nói tỉ lệ đi làm của nữ giới là cứ 100 người nam giới đi làm thì có 95 người nữ giới. Tỉ lệ đi làm cao như thế nhưng phụ nữ Việt Nam cho thấy họ đều chu toàn cả việc công ty lần viẹc gia đình !!


  Lên đầu trang 

No.102:[Phía nam giới]

Phía nam giới thì buổi trưa ngồi ở các quán nước ven đường vừa uống chè vừa hút thuốc lào, rồi ngồi ở những quán bia hơi. Đôi khi bắt gặp 2 người ngồi đánh cờ, họ không chỉ nói mà còn hoa chân múa tay nữa...Vậy thì thời gian nào họ dành cho công việc đây? Tôi muốn họ nên học hỏi một chút nữ giới thì hay biết mấy? Tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 ước tính là 4.7%. Như thế cũng đu hiểu phần lớn nam giới đã cố gắng rất nhiều !!



    Lên đầu trang 

No.103: [Bia Hơi - Người bạn của mọi người]

Bia hơi ở Hà Nội: cứ khoảng hơn 17h là lúc tan sở, ở hàng bia nào cũng ồn ào náo nhiệt. Vì giá thành của 1 cốc bia tương đối rẻ khoảng 10,0000 VNĐ ( tương đương khoảng 40 yên nhật). Cùng bạn bè ngồi uống cốc bia trước khi về nhà, nói những câu chuyện về tương lai tươi sáng, đôi khi to tiếng 1 chút, nhưng mọi người ai cũng tràn đầy hạnh phúc !!!


    Lên đầu trang 

No.104:[Xã hội nho giáo]

Lịch sử của người dân Việt Nam được gọi là " lịch sử của sự khởi nghĩa và cái trị".

Bắt đầu chịu sự cai trị của Trung Quốc từ năm 111 trước công nguyên (Nhật Bản là thời đại YAYOI). Năm 938, anh hùng hào kiệt NGÔ QUYỀN đã đánh bại quân Nam hán trong trận Bạch đằng. ( Nhật Bản là thời đại HEIAN). Sau đó, làm thuộc địa của pháp, đến bây giờ Việt Nam vẫn đang phải khắc phục những khó khăn của lịch sử sau chiến tranh !!


    Lên đầu trang 

No.105 : [Thời gian hẹn gặp]

Trong việc hẹn gặp gỡ thì luôn không đúng hẹn, việc xảy ra muộn 30' hay 1 tiếng là thường xuyên.

Là người được sinh ra và sống trong xã hội Nhật Bản, bao giờ khi hẹn cũng phải đi đến trước 5', ở Việt Nam để thay đổi thói quen như vậy chắc không dễ.


    Lên đầu trang 

No.106: [Lập kế hoạch]

Nếu kế hoạch của các bạn vạch đinh trong tương lai mà yếu kém thì hướng đi sẽ có nhiều bất ổn.

Theo những câu chuyện mà hay được nghe từ người dân gốc EDO ngày xưa, định ngày mai làm thì ngày mai bị cảm cúm. Vậy thì khi định lập kế hoạch gì đó ngay lập tức phải làm ngay. Chứ nếu cứ để đến lúc cần mới làm mà bị ốm thì sao?

Nếu các bạn lập ra được một kế hoạch rõ ràng từ trước, thì mọi việc sẽ trở lên dễ dàng hơn, tự do sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa !!


    Lên đầu trang 

No.107 : [Trao đổi giá cả]

Về giá cả thì luôn quảng cáo là tốt và rẻ giống các nước trên thế giới, có rất nhiều mặt hàng trên thị trường nhưng hàng chất lượng cao thì không nhiều.....!!

Tuy nhiên, ngược lại có các mặt hàng khó để bớt giá được. Cho dù cố quay lại để đàm đạo lại giá nhưng người bán vẫn nhất quyết không giảm.

Để nhận biết được mặt hàng nào có thể bớt giá thì chắc chắn sẽ mất không ít thời gian.


    Lên đầu trang 

No.108: [Món ăn địa phương]

Tôi sống được 2 năm ở khu vực mà gần như không có người nước ngoài nào. Thời gian đầu ăn ở nhà hàng thì tôi thấy đồ ăn hơi khó ăn, và môi trường cũng không được sạch sẽ cho lắm. Đến bây giờ tôi đã khá quen và đồ ăn rất là ngon.

Tôi cũng rất yêu mến người dân nơi đây, họ rất là thân thiện và gần gũi.



    Lên đầu trang 

No.109: [Đồ ăn tươi sống]

Đồ ăn thì tự đi chọn mua. Buổi sáng thịt , rau hay hoa quả đều được bán ở hàng quán ở chợ, thật không thể tin được.

Hàng sáng lợn đã được mổ và làm sạch, được chở bằng xe máy đến giao cho cô bán hàng, cô này cắt ra từng miếng nhỏ rất chuyên nghiệp và cẩn thận, Kể cả gà cũng vậy, họ chọn gà để mua rất khắt khe từ trong 1 cái lồng to. Sở dĩ tôi nhìn thấy hàng ngày là vì hàng sáng tôi thường đi tập thể dục.

Tuy nhiên, nếu ở Nhật mới sang Việt Nam, các bạn nên cẩn thận với dồ ăn tươi sống và nước dễ bị đau bụng.


    Lên đầu trang 

No.110: [Đồ nướng bằng than]

Ở Nhật bây giờ tôi không còn nhìn thấy than, nhưng ở đây có nhà hàng lại thường sử dụng. Làm tôi nhớ lại thời còn bé, đồ nướng và nấu bằng tia hồng ngoại rất là ngon.

Nói như thế để thấy "than" là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ 2 của Việt Nam, cùng với dầu thô nó là mặt hàng tài nguyên của đất nước.

    Lên đầu trang 

No.111: [Sự thân thiện]

Tôi luôn biết ơn các nhân viên, những người hàng xóm, các khách hàng đã giúp đỡ tôi khi tôi chỉ có 1 mình sống trong khu mà không có người nước ngoài nào.

Thời gian đầu đến Việt Nam, lần đầu tiên đi uống bia hơi 1 mình nhìn thực đơn bằng tiếng Việt tôi chẳng hiểu gì cả. Nhưng mọi người ở nhà hàng cho dù không hiểu tiếng họ cùng ra hiệu cho tôi và cuối cùng thì tôi cũng gọi được món ăn ưng ý.

Đến bây giờ thì tôi không gặp khó khăn như trước nữa, vì mọi người giờ đây đều thân thiện như bạn bè của tôi vậy.



    Lên đầu trang 

No.112: [Giấc mơ Việt Nam]

Việt Nam giống như Nhật Bản, gần như không còn nhìn thấy người không dùng điện thoại di động. Mạng Internet cũng rất bình thường.

Chính phủ Việt Nam đang chú trọng trong việc đào tạo nhân tài IT, nếu Ấn Độ mục tiêu là tiếng anh của thị trường Mỹ thì Việt Nam mục tiêu là thị trường IT. Nhật Bản không tiếng anh.

Các tài năng trẻ đang hướng tới mục tiêu trong tương lai như Bill Gates và Steven Jobs...



    Lên đầu trang 

No.113 : [Tính cách mộc mạc]

Với yêu cầu tuyển dụng nhân viên "phải ngoại hình đẹp ! ! " ở quốc gia nào cũng được đề cập đến như Nhật, Mỹ, Các nước châu á,Việt Nam...Có rất nhiều các mỹ nhân được ứng cử hoặc do giới thiệu tập trung rất nhiều để chờ phỏng vấn xin việc.

Công ty chúng tôi thì không tuyển dụng như vậy. Chúng tôi quyết định khi dựa vào năng lực và nhân cách của mỗi người.

    Lên đầu trang 

No.114 : [Kính trọng tổ tiên]

Cứ ngày mùng 1 và 15 âm lịch, nam nữ mọi nứa tuổi rất hay đi lễ chùa. Các gia đình thì nhà nào cũng lập bàn thờ phật, không thể thiếu việc thắp hương vào mỗi sáng.

Phát âm khi niệm phật "Nam mô a di đà ..." cũng giống như phát âm của Nhật, đạo phật ở Việt Nam chiếm khoảng 80%.

Hàng ngày, ngoài việc cầu nguyện cho cả gia đình luôn khỏe mạnh và bình an, không thể thiếu việc cám ơn tổ tiên của mình .


    Lên đầu trang 

No.115 : [Kết quả do sứ mệnh]

Ngày tốt có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của mọi người. Các sự kiện họ đều xem ngày, việc ký hợp đồng cũng vậy. Chọn ngày đẹp để ngày đó phải đàm phán nội dung Hợp đồng được suôn sẻ, bàn bạc thống nhất để ký.

Đương nhiên việc kết hôn cũng phải xem ngày tốt .

Ngoài ra, có thể mặc cả giá được hay không có thể phụ thuộc theo ngày.... cái này không biết các bạn có tin hay không nhưng tôi tin rằng ai cũng mong muốn có kết quả tốt đẹp.



    Lên đầu trang 

No.116 : [Văn hóa cội nguồn]

Ở Việt Nam được đánh giá độ an toàn, An ninh chung cao hơn so với các nước châu á.

Nếu các bạn có dịp đến thăm Việt Nam, các bạn hãy cần trọng với những đồ có giá trị của bản thân vì kẻ trộm lảng vảng khắp mọi nơi.

Vì là ở nước ngoài nên các bạn hãy tự do bảo vệ đồ của mình. Việt Nam không có được sự an toàn đẳng cấp thế giới như ở Nhật .



    Lên đầu trang 

No.117 : [Phong trào ĐÔNG DU và NHẬT BẢN]

Việt Nam là thuộc địa của pháp từ năm 1884, Cuộc sống của người dân hết sức khó khăn dưới sự bóc lột hết sức dã man của thực dân pháp.

Nhật Bản đã dành chiến thắng các cường quốc phương tây bằng cuộc chiến tranh Nhật Nga năm 1904, Tôi tin rằng trong các nước châu á để mượn được sức mạnh độc lập dân toọc chỉ có từ Nhật Bản.

Có khoảng 200 sĩ tử được phái cử sang Nhật một thời gian theo lời kêu gọi của ngài Okuma Shigenobu và ngài Inukai Tsuyoshi " Việt Nam muốn dành độc lập việc trước tiên là phải giáo dục nhân tài". Tuy nhiên năm 1909 chính phủ Nhật đã cho các sĩ tử về nước vì sự can thiệt của Pháp.Phong trào này gọi là "Đông du", các sĩ tử vượt qua chặng đường gian nan để giành độc l ập tự do cho dân tộc Năm 1973"Hiệp định pari" đánh dấu cuộc chiến tranh kết thúc ở Việt Nam nhưng mãi tận ngày 30/04/1975 Việt Nam mới hoàn toàn giải phóng.



  Lên đầu trang 

No.118 : [Matsushita Mitsuhiro]

Thời Minh Trị năm 1912 , ở tuổi 15 từ quê nhà SHIMABARA ông sang lãnh thổ Pháp tại Viêt Nam , ông đã nỗ lực để phấn đấu đạt được tất cả về ngôn ngữ và thương mại, và năm 27 tuổi ông đã gây dựng được " Công ty Đại Nam". Nguyên liệu sản xuất ở đông Dương không xuất sang pháp và Nhật, ông thành công trong việc phát triển mạng lưới kinh doanh rộng khắp. Ông Matsushita Mitsuhiro lúc sang Việt Nam là thế đố, ngôn ngữ thì không hiểu, giao tiếp bằng văn bản chữ Hán nhưng là một trong những người ưu tú muốn khôi phục đất nước Việt Nam...Tôi thật sự xúc động với những câu nói và việc làm của các nhà Cách Mạng Việt Nam, người dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khổ đau từ sự thống trị của thực dân Pháp nhưng họ đã phá tan xiềng xích xả thân cho cuộc kháng chiến để dành độc lập cho dân tộc . Dường như thấu hiểu được suy nghĩ của các thanh niên trẻ ưu tú, sau khi thành công ông đã dùng tiền đó để hỗ trợ các sĩ tử yêu nước sang Nhật du học.



    Lên đầu trang 

No.119 : [Cảm ơn]

Thời điểm tháng 3/2001, Đông Nhật Bản phải hứng chịu một vụ động đất kinh hoàng, ngay sau đó các nạn nhân đã nhận được sự thăm hỏi và chia buôn từ những khách hàng kể cả những người vừa mới gặp mặt, "Nhật Bản là một dân tộc Vĩ đại người Nhật luôn nhẫn nại, khắc phục vượt mọi khó khăn gian khổ, hy sinh vì lợi ích của người khác. Nhật Bản đang đối mặt với tình huống khó khăn nhất nhưng chúng tôi tin rằng Nhật Bản sẽ vượt qua khó khăn này một cách nhanh nhất".

Tôi nghe nói có rất nhiều người Việt Nam đóng góp 5-10% so với mức lương hàng tháng tới các nạn nhân. Chúng tôi không biết nói gì chỉ biết cảm ơn sâu sắc tới tất cả mọi người.


    Lên đầu trang 

No.120 : [Xin chào]

"Xin chào" là câu chào rất thông dụng có thể dùng bất cứ sáng hay trưa hay tối.

Bất cứ khi nào có dịp từ sâu thẳm trái tim tôi luôn nói câu " Chào ngày mới" tới những người mà tôi gặp .

Tôi luôn ngóng đợi một biểu ngữ ở sân bay quốc tế Nội Bài - Việt Nam .

Thật là đặc biệt, đó là "Xin chào"



Còn tiếp.....
Website Top Pageへ お問合せ  Lên đầu trang